Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Lộ diện Galaxy S7 với camera kép, 2 biến thể màn hình

(Công nghệ) - Samsung thử nghiệm 2 chipset Exynos và Snapdragon cùng một camera kép cho siêu phẩm smartphone mới Galaxy S7.

Với sự đầu tư vào qui trình quản lý rất có thể Samsung sẽ sớm cho ra mắt Galaxy S7, rút ngắn khoảng cách giữa những phiên bản điện thoại của họ.
Các nguồn tin truyền thông đáng tin cậy của Hàn Quốc khẳng định rằng Galaxy S7 đang được bắt đầu nghiên cứu sản xuất từ tháng 1/2015 với hy vọng sẽ cho ra mắt vào cuối tháng 2/2016. Mặc dù trước đó Galaxy S6 được cho rằng sẽ ra mắt vào đầu tháng 3 tuy nhiên chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào việc Samsung sẽ cho ra mắt 2 phiên bản điện thoại cách nhau khoảng gần 1 năm. 
Lo dien Galaxy S7 voi camera kep, 2 bien the man hinh
Samsung sẽ đẩy nhanh tốc độ co ra mắt Galaxy S7 sau Galaxy S6 chưa đầy 1 năm.
Thêm vào đó Galaxy S7 được đồn là sẽ sử dụng một trong hai chipset Snapdragon 820 và Exynos M1.
Một nguồn tin đáng tin cậy cho hay Galaxy S7 có khả năng sẽ sử dụng Exynos M1 cao hơn Snapdragon 820, nguồn tin này cũng tiết lộ thiết kế mới này có thể sẽ đi kèm với 2 kích thước màn hình khác nhau, đó là phiên bản 5,2 inch và phiên bản 5,8 inch.
Lo dien Galaxy S7 voi camera kep, 2 bien the man hinh
Samsung Galaxy S7 có thể dùng camera kép.

Điều thú vị nhất trong những thông số kỹ thuật của Galaxy S7 sắp ra mắt là nó có khả năng được trang bị 2 camera ở mặt sau máy tựa như chiếc HTC One M8, Huawei Honor 6 Plus.
Cả Apple và Samsung đang tập trung phát triển công nghệ máy ảnh kép và Samsung đang bắt đầu thử nghiệm để tích hợp vào các thiết bị trong năm tới

Nga công khai chuyển vũ khí

Hãng tin Reuters cho biết, Nga đang vận chuyển hệ thống phòng không tân tiến SA-22 tới Syria. Theo đó, khi được đưa đến Syria, hệ thống SA-22 sẽ do chính binh sĩ Nga vận hành chứ không phải người Syria. Đây là một phần những động thái mà phương Tây tin là Nga đang tăng cường hỗ trợ quân sự cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Reuters dẫn lời một nhân viên tình báo phương Tây cho biết: "Hệ thống này là phiên bản tân tiến được Nga sử dụng và sẽ do người Nga vận hành tại Syria". Quan chức này nói thêm rằng lực lượng Mỹ hoạt động trong khu vực đang quan ngại về sự xuất hiện của loại vũ khí mới này.
Được biết, đây là một trong những hệ thống SA-22 cuối cùng được Nga chuyển cho Syria theo bản hợp đồng được hai bên ký kết hồi năm 2013. Theo đó, Syria đã đặt hàng 36 hệ thống SA-22 được thiết kế với mục đích bảo vệ các cơ sở quân sự và công nghiệp quan trọng cũng như phòng không trên chiến trường.
Trước khi công khai chuyển giao hệ thống SA-22 mới cho Syria, truyền thông Nga cũng đã thống kế được loại vũ khí và thiết bị quân sự Moscow đã chuyển giao cho chính quyền Damascus thời gian gần đây. Theo tờ Kommersant ngày 10/9, những vũ khí được Nga chuyển giao cho Syria có xe bọc thép BTR-82A, xe tải quân sự Ural cùng nhiều thiết bị quân sự hạng nhẹ khác.
Theo tờ báo này, Nga vẫn tiếp tục thực hiện các kế hoạch viện trợ quân sự cho Syria cũng như đưa các chuyên gia quân sự từ Moscow sang quốc gia Trung Đông này đồng thời khẳng định việc chuyển giao vũ khí cũng như đưa các chuyên gia quân sự sang Syria thực hiện “phù hợp với luật pháp quốc tế và thỏa thuận hợp tác giữa chính phủ hai nước”.
Việc Nga công khai chuyển vũ khí cho Syria đã được đích thân Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xác nhận. Theo đó, Moscow sẽ tiếp tục cung cấp trang thiết bị quân sự cho Syria để đảm bảo cho nước này có được khả năng phòng thủ cần thiết.
Ông Lavrov phát biểu trước truyền thông: “Tôi có thể nói một lần nữa rằng các nhân viên quân sự của chúng tôi ở đó để bảo dưỡng trang thiết bị của Nga, giúp quân đội sử dụng các trang thiết bị này… Và chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp trang thiết bị quân sự cho chính phủ Syria để đảm bảo họ có được khả năng phòng thủ cần thiết để đối phó với mối đe dọa của khủng bố”.
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh rằng Moscow không hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar Assad, mà là hỗ trợ cuộc chiến của Damascus chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông còn kêu gọi những nước tham gia liên minh quốc tế chống nhóm cực đoan này hợp tác với quân đội Syria.
Dung y cua Nga khi cong khai chuyen SA-22 cho Syria
Hệ thống pháo - tên lửa phòng không SA-22.
Tại sao Nga lại chuyển SA-22 cho Syria lúc này?
Dù Nga tuyên bố tất cả những vũ khí được nước này chuyển giao cho Syria trong thời gian qua là để hỗ trợ chính quyền Damascus trong những chiến dịch tiêu diệt các tay súng thuộc lực lượng vũ trang cực đoan IS tại nước này.
Tuy nhiên, lý do Nga đưa ra không mấy thuyết phục được phương Tây bởi nếu chỉ để đối phó với IS, Syria sẽ không cần đến hệ thống tên lửa phòng không SA-22 bởi IS hoàn toàn không có Không quân (ngoài một số chiến đấu cơ cũ IS chiếm được của chính quyền Iraq nhưng không thể cất cánh hoặc đã bị bắn hạ ngay sau đó).
Nghi ngờ trên hoàn toàn có cơ sở bởi trong thời điểm tình hình Syria căng thẳng nhất hồi năm 2013 khi Mỹ tuyên bố chuẩn bị tấn công Damascus, Nga cũng đã có động thái tương tự khi chuyển gia cho Syria một số lượng không xác định hệ thống tên lửa phòng không SA-22.
Theo phân tích của Tạp chí quốc phòng Kanwa (Canada), có thể Syria đã cảm nhận được sức nóng của một cuộc can thiệp quân sự tiềm tàng từ bên ngoài do Mỹ đứng đầu vào Syria, và đây có thể là lý do duy nhất khiến Nga quyết định chuyển giao cho Syria hệ thống tên lửa SA-22 lúc này.
Vậy tại sao không phải là vũ khí khác mà lại là SA-22 lúc này? Theo phân tích của Kanwa, trong những cuộc chiến tranh Mỹ tham gia gần đây, màn "khởi đầu" bao giờ cũng là tên lửa hành trình Tomahawk được phóng từ chiến hạm Aegis và đối phó với những mục tiêu kiểu tên lửa hành trình này của Mỹ chính là mục đích thiết kế SA-22 của người Nga.
Theo phân tích này, dù cực nguy hiểm nhưng điểm yếu lớn nhất của Tomahawk là tốc độ hành trình khá chậm, vì vậy nó rất dễ bị bắn hạ bởi những hệ thống phòng không hiện đại như SA-22.
Theo thiết kế, SA-22 là sự kết hợp giữa 2 pháo bắn siêu nhanh 2A38M 30mm, pháo này có tốc độ bắn lên đến 2500 viên/phút, phạm vi tiêu diệt mục tiêu 4km cùng 12 tên lửa đánh chặn 57E6 hoặc 57E6-E. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn được dẫn hướng bằng vô tuyến.



Huyền thoại S-75 “Dvina” bảo vệ bầu trời Bắc Kinh

(Hồ sơ) - Nhiều người nghĩ rằng, tên lửa phòng không huyền thoại S-75 “Dvina” xuất trận lần đầu tại Liên Xô khi bắn hạ chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ năm 1960.

Không phải như vậy, “Dvina” tham chiến lần đầu trên bầu trời Trung Quốc. Sự xuất hiện của S-75 tại Trung Quốc có liên quan đến một sự kiện quan trọng của nước này cách đây 56 năm, - kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 01/10/1959.
Huyen thoai S-75 “Dvina” bao ve bau troi Bac Kinh
Vào giữa những năm 50 của thế kỷ trước – Liên Xô cung cấp hàng loạt máy bay tiêm kích phản lực, trạm radar, đèn sục sạo và pháo phòng không cho Trung Quốc để nước này xây dựng bộ đội phòng không của mình. Hàng nghìn chuyên gia Trung Quốc được cử sang Liên Xô đào tạo và sau này họ đã trở thành lực lượng cán bộ kỹ thuật nòng cốt của Trung Quốc .
Cũng trong những năm 50, Không quân Mỹ và Đài Loan thường xuyên xâm nhập không phận Trung Quốc. Các máy bay tiêm kích MiG-15 và MiG-17 Trung Quốc đã nhiều lần xuất kích để đánh chặn những máy bay vi phạm không phận nói trên.
Chỉ riêng trong các trận không chiến năm 1958, Không quân PLA đã bắn rơi 17 và bắn bị thương 25 máy bay của đối phương, về phần mình Không quân PLA mất 15 tiêm kích MiG-15 và MiG-17.
Do tổn thất tương đối lớn, Đài Loan dừng các chuyến bay ở tầm thấp, bắt đầu thực hiện những phi vụ bay trinh sát ở độ cao lớn.
Các máy bay của Mỹ và Đài Loan khi bay vào không phận Trung Quốc thường lợi dụng địa hình là những các dãy núi cao ở phía Đông – Nam nên các trạm radar mặt đất của PLA rất khó phát hiện .
Tình hình còn trở nên phức tạp hơn với PLA khi Mỹ cung cấp cho Đài Loan các máy bay trinh sát RB-57D và U-2 có trần bay rất cao – các máy bay tiêm kích Trung Quốc có lúc đó không thể nào với tới các trần bay như vậy .
Huyen thoai S-75 “Dvina” bao ve bau troi Bac Kinh
Riêng trong 03 tháng đầu năm 1959, các máy bay trinh sát RB-57D đã tiến hành 10 chuyến bay trinh sát kéo dài nhiều giờ liền trên không phận Trung Quốc, còn vào tháng 6 năm đó, máy bay trinh sát của Đài Loan đã 2 lần bay ngang qua bầu trời Bắc Kinh.
Dĩ nhiên, người Mỹ và Đài Loan không phải đi dạo chơi trên bầu trời Trung Quốc: mục tiêu chủ yếu của các chuyên bay gián điệp này là thu thập những thông tin Mỹ cần về chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Chỉ còn mấy tháng nữa là tới dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ngày lễ trọng này rất dễ phải hủy bỏ trong bối cảnh như vậy. Giới lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đặc biệt quan ngại trước khả năng rất thực tế này - không thể tổ chức lễ kỷ niệm khi máy bay trinh sát (chắc gì lúc đó chỉ mình máy bay trinh sát) ngang nhiên bay trên bầu trời Bắc Kinh.
Không còn cách nào khác, Mao Trạch Đông đã phải đích thân đề nghị nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushov giúp đỡ -cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất lúc đó S-75 “Dvina” . Mặc dù mối quan hệ Xô- Trung lúc này đã bắt đầu xấu đi và cá nhân Khrushev rất không ưa Mao Trạch Đông nhưng yêu cầu cá nhân của ông này được đáp ứng, - có lẽ từ những tính toán nào đó.
Mùa xuân năm 1959, Liên Xô bắt đầu bí mật điều đến Trung Quốc 05 tiểu đoàn tên lửa tác chiến và 01 tiểu đoàn kỹ thuật cùng 62 quả tên lửa 11D.
Đồng thời, một đoàn chuyên gia của Bộ đội phòng không Liên Xô cũng được cử đến trung Quốc để bảo dưỡng kỹ thuật, huấn luyện cho các quân nhân Trung Quốc, lập kế hoạch và triển khai tổ chức các trận địa phòng không bảo vệ 6 thành phố lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh, Tây An, Thượng Hải , Quảng Châu , Vũ Hán, Thẩm Dương.
Đây phải nói là sự giúp đỡ rất hào hiệp của giới lãnh đạo Xô Viết trong bối cảnh chính trị quốc tế lúc đó. Các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại này mới được đưa vào trang bị cho các đơn vị phòng không Liên Xô với một số lượng hạn chế, và trong điều kiện “chiến tranh lạnh” có thể trở thành “Chiến tranh nóng” bất cứ lúc nào thì chúng đang rất cần cho Quân đội Xô Viết.
Sau đó không lâu, các tên lửa phòng không Xô Viết đã bắn hạ một số chiếc máy bay vi phạm không phận Trung Quốc. Ngày 7/10/1959, các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 dưới sự chỉ huy trực tiếp của cố vấn quân sự Xô Viết- Đại tá V.Sliusar đã bắn rơi chiếc máy bay trinh sát hai động cơ tầm xa RB-57D của Đài Loan cách Bắc Kinh không xa ở độ cao tới 20.600 m.

Thượng tướng L.G.Ivashov nói thẳng về vụ tham nhũng Quốc phòng Nga

(Bình luận quân sự) - Thượng tướng Leonhid Grigorievich Ivashov nói thẳng về vụ án tham nhũng trong Bộ Quốc phòng Nga.

Thượng tướng Leonhid Grigorievich Ivashov là chuyên gia trong lĩnh vực địa chính trị và nghiên cứu xung đột. Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị. Tiến sỹ khoa học lịch sử (1998). Giáo sư Bộ môn báo chí quốc tế Trường đại học quan hệ quốc tế Matxcova. Tổng cục trưởng Tổng cục hợp tác quân sự quốc tế Bộ Quốc phòng Liên Bang Nga (1996-2001). Hội viên Hội nhà văn Nga. Nói thêm là người dịch đã có một số lần giới thiệu các bài viết và trả lời phỏng vấn của ông.
Mới đây ông đã trả lời các câu hỏi của Tổng biên tập báo “Nước Nga Xô Viết” V.V.Chikin về vụ "Oboronservis" (vụ án tham nhũng trong Bộ Quốc phòng Nga), xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Thuong tuong L.G.Ivashov noi thang ve vu tham nhung Quoc phong Nga
Thượng tướng Leonhid Ivanshov

 V.V.Chikin: - Leonhid Grigorievich, ông đánh giá như thế nào về quy trình xử vụ án “Oboronservis” với bị cáo chính là Evghenia Vasilieva  vừa mới kết thúc?
  
L.G.Ivashov: - Đấy không phải là một quá trình điều tra xét xử, mà là một màn kịch chính trị-tâm lý được diễn hơn 2 năm. Trong vở kịch này luật pháp và bộ luật tố tụng ngồi chơi, còn những trò ma mãnh với các vụ lại quả, chia chác, xào nấu biên lai và v.v của bà ta hoạt động.
Cái gọi là quy trình điều tra xét xử đó cho thấy nước Nga hiện nay là gì và ai đang chi phối nước Nga. Sau khi trở lại nhiệm kỳ tổng thống thứ ba V.V.Putin thấy rằng Serdiukov (cựu Bộ trưởng quốc phòng - tiền nhiệm của Bộ trưởng quốc phòng Shoigu hiện nay) đã gần như phá nát Quân đội,-  nó không còn khả năng tác chiến. Tổ hợp công nghiệp quốc phòng không nhận được đơn đặt hàng vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại, và như thế có nghĩa là công nghiệp quốc phòng cũng thoái hóa cùng với Các lực lượng vũ trang.
Về mặt bản chất, Quân đội đã được đưa ra một cuộc bán đấu giá, nơi những miếng béo bở nhất được giành cho người của mình – tức bạn bè và họ hàng của Serdiukov.
Cộng đồng quân nhân và những người yêu nước đã bắt đầu chống lại việc hủy hoại khả năng quốc phòng của đất nước, chống lại những hành động của chính quyền do ngài “Tổng tư lệnh tối cao” Medvedev đứng đầu. Thêm nữa, những sự kiện ở Libya đã làm cho V.Putin nhận thức rõ rằng: các “bạn bè và đối tác” Phương Tây mà trước hết là Mỹ vào bất kỳ thời điểm nào cũng có thể sẵn sàng tống vào tù, treo cổ hoặc xẻ thịt những “bạn cũ”, nếu như “người bạn” đó có tiềm lực quân sự yếu kém.
Tấm gương của S.Miloshevich, Hussen, M.Gaddafi là những ví dụ nhãn tiền. Không khó để “xử lý” số phận của họ. Chính vì thế mà ngay sau khi nắm quyền tổng thống nhiệm kỳ ba, V.Putin quyết định phải chấm dứt ngay tiến trình phi quân sự hóa đất nước kéo dài hơn 20 năm và bắt tay vào việc khôi phục lại tiềm lực quân sự. Xin nói thêm, đây cũng chính là cách để đảm bảo an toàn tính mạng cho chính bản thân ông.
 
V.V. Chikin: - Theo ông thì tổng thống Putin có khôi phục lại được khả năng phòng thủ đất nước không và chúng ta đang được bảo vệ đến mức độ nào?
L.G.Ivashov: - Valentin Vasilievich (Chikin) ạ, đừng nên xây dựng ảo tưởng. Nếu như trong một phần tư thế kỷ tính từ thời Gorbachev, chúng ta đã chứng minh cho thế giới thấy một tấm gương về giải trừ quân bị và tinh thần yêu hòa bình, trong khi  cùng lúc đó  các “bạn bè” của chúng ta ở Phương Tây ráo riết tăng cường lực lượng vũ trang, xây dựng các căn cứ quân sự sát ngay biên giới chúng ta, thì khôi phục lại tiềm lực quốc phòng (của Nga) chi trong 3 năm là hoàn toàn không thể.
Nhân đây xin nói rằng khoản chi cho ngân sách quốc phòng lớn nhất của Mỹ được Quốc hội nước này thông qua đúng vào lúc chúng ta đã “cơ bản phá xong” Quân đội và cắt giảm ngân sách quân sự. Khả năng  phòng thủ của Liên Bang Nga đã ở trong tình trạng thảm họa và không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Bộ các tình huống khẩn cấp lại được bổ nhiệm làm Bộ trưởng quốc phòng.
Và nhiệm vụ của S.K.Shoigu  trước hết là khắc phục những hậu quả khẩn cấp trong Quân đội và Hạm đội ( Hải quân) do những hành động “xuất sắc” của Serdiukov và Medvedev gây ra trong tiến trình hủy diệt những gì còn lại của tiềm lực quốc phòng đất nước.   
Các hệ thống vũ khí hiện đại – đấy là các tổ hợp công nghệ phức tạp được chế tạo nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa giáo dục – đào tạo, khoa học, trường phái thiết kết và sản xuất. Và nếu như tại một nơi nào đó trong dây chuyền nói trên thiếu một mắt xích thì toàn bộ quy trình sản xuất vũ khí hiện đại sẽ bị phá vỡ.


Vâng, có thể mua một số chi tiết , linh kiện , thiết bị còn thiếu ở nước ngoài , nhưng chỉ ở mức độ thôi chứ. Nhưng đó lại chính là điều mà chúng ta đang làm. Nga đã mất ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo linh kiện, công nghiệp chế tạo máy.  

Trung Quốc có muốn mua chiến hạm phế thải của Ukraine?

(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Ukraine một lần nữa lại có ý định bán tàu tuần dương tên lửa Ukrayina.  Lần này liệu Trung Quốc có mặn mà?

Báo chí Ukraine dẫn lời Phó Đô đốc Sergey Haiduk, Tư lệnh Hải quân Ukraine cho biết, tàu tuần dương tên lửa Ukrayina sẽ sớm được nước này đem bán.
Theo ông Haiduk, tiền bán con tàu sẽ được phân bổ để Ukraine đóng các loại tàu thuyền hải quân mới.
Ông Haiduk cho biết, lý do chính khiến Kiev quyết định bán tàu Ukrayina là bởi gần 80% vũ khí trên tàu được chế tạo từ thời Xô Viết. Trong đó, thiết bị dẫn đường và nhiều vũ khí trên tàu không được sản xuất tại Ukraine.
Bên cạnh đó, Hải quân Ukraine lại gặp phải một loạt vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng dành cho việc triển khai con tàu.
Tàu tuần dương tên lửa Ukrayina là tàu tuần dương lớp Slava do Liên Xô đặt đóng vào đầu những năm 1980. Con tàu được đặt ky năm 1983, hạ thủy năm 1990, ngay trước thời điểm Liên Xô sụp đổ.
Con tàu được đưa ra khỏi biên chế Hải quân Nga và chuyển giao cho Ukraine vào năm 1993, trong tình trạng chưa hoàn thiện do thiếu kinh phí để hoàn tất các phần việc bị đình trệ trên tàu.
Trung Quoc co muon mua chien ham phe thai cua Ukraine?
Tàu tuần dương Ukrayina đã hoen gỉ theo thời gian.
 Nhiều năm qua, chính quyền Kiev kiên trì tìm kiếm khách hàng, song số phận của con tàu tuần dương tên lửa Ukrayina vẫn chưa được định đoạt.
 4 năm sau khi nhận con tàu từ Hải quân Nga, Ukraine tuyên bố nước này không cần tàu tuần dương và sẵn sàng bán tàu cho các khách hàng nước ngoài. Chính quyền Kiev đặt nhiều hi vọng vào Ấn Độ và Trung Quốc trong thương vụ này, tuy nhiên cả  2 nước này đều không mảy may quan tâm đến lời chào hàng của Kiev.
Trong nhiều năm qua, Ukraine và Nga đã nhiều lần đàm phán nhưng số phận con tàu vẫn chưa được định đoạt. Tháng 9/2013, có thông tin Nga quyết định chi 30 triệu USD để mua lại tàu Ukraina và cùng với Kiev hoàn thiện nốt con tàu này. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến quan hệ 2 nước trở nên căng thẳng hơn, số phận tuần dương hạm Ukraina cũng vì vậy mà vẫn long đong.
 Hồi tháng 3/2014, trong lúc tình hình căng thẳng tại Ukraine dâng cao xung quanh việc Nga sáp nhập Crimea, hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine cho hay Ukraine có thể sẽ bán tuần dương hạm Ukraina mà không cần sự cho phép của Nga.
Trong lần rao bán này, một lần nữa, chính quyền Kiev lại đặt hi vọng vào phía Bắc Kinh. Bởi trước đó, 2 nước đã đạt được thỏa thuận và thành công trong việc thương vụ bán tàu Varyag,  tàu sân bay của Nga có trọng tải 60.000 tấn.
Trung Quốc đã mua lại tàu Varyag từ Ukraina vào năm 1998, khi đó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác với giá 25 triệu USD. Năm 2002, chiếc tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện xây dựng thành tàu sân bay Liêu Ninh. Nó dài khoảng 304,5 mét, rộng 37 mét. Lượng giãn nước là 58.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 32 hải lý.

Vũ khí Nga thắng thế tại châu Phi: Trung Quốc ngậm ngùi

(Vũ khí) - Sau hợp đồng S-400 giữa Nga và Algeria khiến thế giới ngỡ ngàng, Moscow vừa tiếp tục gây bất ngờ bởi bản hợp đồng khủng khác với quốc gia châu phi này.

Tạp chí Defense News dẫn lời ông Sergey Chemezov, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Rostec cho biết, Nga và Algeria vừa kí một hợp đồng chi tiết bán 14 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKA.
Thông tin này được ông Chemezov đưa ra trong chuyến thăm nhà máy sản xuất máy bay Irkutsk ở Siberia hôm 11/9 vừa qua. “Hợp đồng đã được kí. 14 chiếc Su-30MKA sẽ được bàn giao cho Algeria vào năm 2016 – 2017. Hiện không quân Algeria đang vận hành khoảng 14 chiếc máy bay cùng loại”, ông Chemezov cho biết.
Được biết, Su-30MKA là phiên bản phát triển đặc biệt của Su-30MK cho Algeria, phiên bản này khá giống với bản MKI dành cho Ấn Độ, tuy nhiên, được trang bị hệ thống điện tử hàng không của Pháp và Nga. Nó có màn hình hiển thị đa chức năng được nhập khẩu nguyên chiếc từ Tập đoàn Thales và Sagem, Pháp.
Vu khi Nga thang the tai chau Phi: Trung Quoc ngam ngui
Tiêm kích đa năng Su-30MKA.
Theo những thông tin được tiết lộ, thiết bị đáng chú ý của Su-30MKA bao gồm hệ thống radar mảng pha điện tự bị động N011M BARS Pulse Doppler và cảm biến cảnh báo tên lửa MAW-300, cũng như hệ thống định vị quang học.
Được biết, gần đây, những bản hợp đồng quốc phòng giữa Nga và Algeria luôn khiến truyền thông quốc tế "mù thông tin" và thương vụ S-400 trước đó là một ví dụ, và đến khi Algeria đưa hệ thống phòng không hiện đại này ra diễn tập, người ta mới biết đến bản hợp đồng đó.
Được biết thương vụ tên lửa S-400 đã được Nga và Algeria âm thầm ký kết hồi năm 2014 với số lượng khoảng 4 trung đoàn. Theo blog quân sự Nga bmpd, từ năm 2003, quân đội Algeria cũng theo cách này có 3 trung đoàn tên lửa phòng không S-300PMU-2. Những hệ thống vũ khí này bảo vệ gần như toàn bộ miền bắc Algeria, biên giới với Maroc và vùng bờ biển.
Không chỉ có những bản hợp đồng kể trên, theo tiết lộ từ trang mạng Secret Difa3 của Algeria, trong thời gian tới đây, nước này có thể còn được tiếp nhận loạt vũ khí khủng từ Nga do những bản hợp đồng được hai bên "âm thầm" ký kết hơn một năm trước.
Cụ thể, Algeria đã mua hệ thống phòng không tầm ngắn cơ động Tor. Các tổ hợp Tor có nhiệm vụ bảo vệ các trận địa S-400 chống vũ khí có độ chính xác cao, cũng như các mục tiêu quốc gia trọng yếu. Trong lĩnh vực Không quân, Algeria mua từ 2-4 phi đội máy bay ném bom Su-34, mua 3 phi đội trực thăng Mi-28 mới và có thể là cả máy bay huấn luyện chiến đấu tiên Yak-130.
Toàn bộ số trang thiết bị không quân này sẽ được huy động đế đánh các nhóm khủng bố ở phía Nam quốc gia này. Lục quân Algeria có thể đã mua đến 180 xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại T-90SM. Thêm vào đó việc mua xe chiến đấu yểm trợ xe tăng BMPT cũng đang được xem xét.
Ngoài ra, Hải quân Algeria quan tâm đến tàu ngầm và tàu hộ vệ Project 20380. Về tàu ngầm thì khó đưa ra điều gì rõ rệt vì tàu ngầm Đức đang có ưu thế trên thị trường. Còn tàu hộ tống Project 20380 đang có trong biên chế của Hải quân Nga được coi là tốt nhất trong các tàu chiến cùng loại.
Để bảo vệ bờ biển, Algeria cũng đang cân nhắc mua các tổ hợp tên lửa chống tàu triển khai trên bờ K-300P Bastion-P. Nếu như vậy, Algeria sẽ trở thành một thế lực địa chính trị đáng gờm, bởi vì nước này có thể hoàn toàn ngăn chặn eo biển Gibraltar và khống chế phần phía Tây Địa Trung hải.
Về mặt lịch sử Algeria liên quan chặt chẽ với Pháp, và hiện tại họ là các đồng minh kinh tế và phần nào đó đồng minh về chính trị. Tuy vậy Algeria ưu tiên mua một phần lớn vũ khí của Nga. Vũ khí của Nga rẻ hơn của Pháp, ở mức độ các mẫu tốt nhất thế giới và không kèm theo điều kiện chính trị.
Hiện nay, Algeria trở thành một trong những khách hàng chủ yếu mua vũ khí Nga. Trong khi vũ khí Trung Quốc thâm nhập thị trường châu Phi có phần chững lại thì vũ khí Nga lại đang ngày càng thắng thế tại châu lục này.
                                                                                                                                 Ngọc Đức Sưu Tập